Ba nguyên tắc cơ bản trong Ichimoku: Nguyên tắc thời gian

 

Nếu trong phương pháp Fibonacci, hai con số 38.1 và 61.8 là hai con số vô cùng đặc biệt thì với Ichimoku, đặc biệt là trong nguyên tắc timespan sẽ có ba con số đơn giản: 9,17 và 26 (nhớ 9 và 26 là con số được sử dụng cho đường MACD).

+ 9 được xem như đơn vị cơ sở

+ 17 (9+9-1) là hai đơn vị cơ sở

+ 26 (9+9+9-1) là ba đơn vị cơ sở hay còn gọi là term unit (tạm dịch: đơn vị kỳ hạn). Với 3 con số này, chúng ta có thể ghép lại với nhau để tạo thành những bộ số khác:

+ 33 (một term unit cộng với một đơn vị cơ sở), 26+9-1

+ 42 (một term unit cộng với 17), 26+17-1

+ 65 (còn gọi là ‘super big unit’), 33+33-1

+ 76, (còn gọi là ‘cycle’ cũng như ba ‘term units’), 26+26+26-2

+ 129, 65+65-1

+ 172 = 65+42+42+26-3

+ 257 = 129+129-1

Thoạt nhìn, những số ghép này có thể hơi khó hiểu, nhưng chúng sẽ rất hữu ích đấy. Giả sử chúng ta bắt đầu với một loạt chín ngọn nến tăng dần mà chúng ta đã đánh số từ 1 đến 9. Sau đó, lại quan sát một loạt các nến giảm dần có nhãn A đến I. Lưu ý nến 9 và nến A là cùng một nến. Toàn bộ mẫu hình sóng V ngược này được hoàn tất trong 17 cây nến.

ba-nguyen-tac-co-ban-trong-ichimoku-nguyen-tac-thoi-gian-kakata-1.png


Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào mẫu sóng N bắt đầu với chín ngọn nến tăng dần đánh số 1 đầu tiên. Giá di chuyển xuống cũng bao gồm chín cây nến, bắt đầu bằng chữ A. Giá tăng tiếp theo tiếp tục với 9 ngọn đến được đánh số từ 1 đến 9.

ba-nguyen-tac-co-ban-trong-ichimoku-nguyen-tac-thoi-gian-kakata-2.png

Toàn bộ quá trình hình thành con sóng N mất 25 ngày để hoàn thành.

DỰ ĐOÁN TƯƠNG LAI VỚI KIHON SUCHI

Chắc các bạn sẽ tự hỏi đếm mấy cái này để làm gì đúng không? Số thời gian chúng ta đếm sẽ được sử dụng để dự đoán chừng nào giá sẽ tạo đỉnh hoặc đáy tạm thời ( có khả năng xảy ra), phương pháp này được gọi là Kihon Suchi.

Vì vậy, từ mức đáy quan trọng của giá tại mẫu sóng N, nếu A đến B mất 9 ngày thì A đến C sẽ mất 17 ngày (9+9-1), và từ A đến D sẽ mất 25 (9 + 9 + 9-2). Sóng N sẽ kết thúc khi sóng thứ 3 (đoạn CD) dài tương đương với sóng đầu tiên AB và kéo dài trong vòng 9 ngày kể từ điểm C.

Chưa hết, từ sóng N đã hoàn thành, chuyển động tiếp theo của giá có thể là sóng I thấp hơn, sẽ mất khoảng 26 ngày là khoảng thời gian tương được với sóng N.

ba-nguyen-tac-co-ban-trong-ichimoku-nguyen-tac-thoi-gian-kakata-3.png

Lưu ý phương pháp phân tích về thời gian Kihon Suchi không phải là sự hoàn hảo. Mà kỳ thực cũng chẳng có gì là hoàn hảo và tuyệt đối cả, do đó, không nhất thiết chúng ta đếm ra được và dự đoán bao nhiêu ngày thì con sóng sẽ chạy đúng bấy nhiêu ngày đó. Sai số là chuyện bình thường, sai nhiều quá thì nên xem lại cách mình sử dụng.

THÊM MỘT VÍ DỤ NỮA VỀ CÁCH ĐẾM SÓNG KẾT HỢP VỚI MẪU HÌNH GIÁ

Ví dụ, một mẫu hình vai đầu vai kinh điển được coi là hoàn hảo sẽ có hai vai đối xứng và đường viễn cổ nằm ngang. Nếu vai trái mất 3 tuần để hình thành, và một nửa đỉnh đầu (sóng đầu tiên để hình thành đầu) là 2 tuần, thì phần còn lại của quá trình hình thành sẽ mất 5 tuần để hoàn thành - 2 tuần để hình thành phần còn lại của đầu và 3 tuần để hình thành vai phải. Đó chính là sự tinh túy của Nguyên tắc thời gian trong phương pháp Ichimoku.

ba-nguyen-tac-co-ban-trong-ichimoku-nguyen-tac-thoi-gian-kakata-4.png

9, 17 và 26 - 3 CON SỐ ĐẾM HỮU DỤNG NHẤT

Tôi nghĩ các trader Nhật Bản sẽ đồng ý rằng 9, 17 và 26 là ba con số đẹp nhất để tính thời gian. Thường thì con số 44 cũng ổn, nhưng theo quan điểm của tôi nó không ngon bằng 3 con số kia.

ba-nguyen-tac-co-ban-trong-ichimoku-nguyen-tac-thoi-gian-kakata-5.png

Các bạn thử xem thế nào nhé.

Số 9 ngày và 26 ngày có ý nghĩa mang ý nghĩa thống kê, 9 cũng là cũng là thời gian 1.5 tuần và còn 26 chính là số ngày làm việc trung bình trong một tháng.

Trên đây là những gì cơ bản về nguyên tắc thời gian trong phương pháp Ichimoku.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn

Home - Recent Posts (show/hide)